Hãy đọc kĩ bài viết này để hiểu thêm nỗi lòng cũng như những phẩm chất của những thủ lĩnh nhé!Rất hay và ý nghĩa đấy:
Góc nhìn về một người Đội trưởng:
1. Sức hút lớn – Đội trưởng là một thần tượng trong lòng TNV.
Rất nhiều tình nguyện viên chia sẻ, một trong những lí do đầu tiên khiến các bạn quyết định đăng ký vào CLB chính là bị hấp dẫn bởi hình tượng người Đội trưởng. Năng động, nhiệt tình, phong thái tự tin, các anh chị Đội trưởng luôn là tâm điểm trong một vòng tròn, sẵn sàng tỏa sáng và thu hút mọi ánh nhìn. Để làm được điều đó, kỹ năng nói trước công chúng là vô cùng quan trọng. Các đội trưởng cũng thường là những người có khả năng sinh hoạt cộng đồng rất tốt.
Trở thành tâm điểm thu hút công chúng cũng chính là thành công bước đầu trong việc tạo dựng hình tượng thủ lĩnh và lan tỏa sức ảnh hưởng của mình tới mọi người.
2. Biết lắng nghe
Làm lãnh đạo không phải là người ra lệnh, áp đặt công việc, đặc biệt là với một tổ chức hoạt động tình nguyện, khi mà mức độ tham gia của mỗi cá nhân tùy thuộc phần nhiều vào ý thức tự giác của bản thân họ. Người Đội trưởng phải biết lắng nghe những nhu cầu, nguyện vọng hay ý kiến của các thành viên nhóm, từ đó phân công công việc hợp lý và tránh việc áp đặt. Người Đội trưởng cũng cần không ngừng hoàn thiện chính mình, và lắng nghe sự góp ý của những người làm việc với mình là vô cùng cần thiết.
3. Dành nhiều thời gian cho TNV.
Đội trưởng không chỉ đơn thuần là “sếp”, hoạt động của một CLB không chỉ là một “công việc”. Đội trưởng chính là “tiền bối”, được các TNV tìm đến khi cần bất cứ một sự cố vấn, một lời khuyên hay kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống và hoạt động. Thậm chí người anh ấy luôn được các TNV tin tưởng chia sẻ chuyện tình cảm và trở thành một “quân sư quạt mo”. Với rất nhiều TNV khi cần sự giúp đỡ, thì sau gia đình, Đội trưởng rất có thể sẽ là người mà các bạn tìm đến.
4. Gánh vác trách nhiệm
Định hướng phát triển đội, kế hoạch hoạt động, sắp xếp nhân sự, tuyển dụng, đối nội, đối ngoại, … Đội trưởng chính là người chịu trách nhiệm cho tất cả những hoạt động đó. Không chỉ là chịu trách nhiệm trước ban chấp hành, mà quan trọng hơn là chịu trách nhiệm với sự nỗ lực, đóng góp và những mong mỏi của chính các TNV mà mình đang dẫn dắt. Người Đội trưởng vì thế thường phải đối mặt với nhiều áp lực, và phải tự rèn luyện cho mình kỹ năng sắp xếp thời gian, lập kế hoạch công việc rõ ràng để tránh xảy ra khủng hoảng. Trên tất cả, người Đội trưởng vẫn là người nhận được những ánh nhìn tin cậy và ấm áp nhất từ các TNV.
5. Gắn kết .
Đội trưởng không chỉ cần gắn kết mình với TNV, mà còn biết cách gắn kết các TNV lại với nhau, để bất cứ ai trong đội cũng cảm thấy mình có một gia đình thực sự. Thông qua việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng, các buổi chia sẻ, cùng tham gia làm công tác xã hội, thậm chí các buổi “over9” với trò chơi “nói thật”, người Đội trưởng trở thành cầu nối cho cả đội, để mọi người được trải lòng mình.
No comments:
Post a Comment