Mặc định 10 câu hỏi mà khi đi hiến máu tình
nguyện, cộng đồng hay hỏi nhất.
1. Người hiến máu sẽ được hưởng những quyền lợi
gì khi tham gia hiến máu?
Quyền lợi của người hiến máu tình nguyện được
quy định tại các thông tư 182 của Bộ tài chính và 22 của Bộ Y tế như sau:
+ Được hỗ trợ tiền đi lại trị giá tối đa 30.000
đồng;
+ Có một bữa ăn nhẹ trị giá tối đa 20.000 đồng
sau khi hiến máu;
+ Được nhận một phần quà trị giá tối đa là
80.000 đồng;
+ Được khám và xét nghiệm kiểm tra sức khỏe
(HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét, nhóm máu hệ ABO, Rh). Các kết quả được trả
về cho chính cá nhân bạn.
+ Được nhận giấy chứng nhận đã tham gia hiến
máu tình nguyện để ghi nhận sự đóng góp của bạn và có ý nghĩa trong các đợt tôn
vinh ở các cấp cũng như để trong suốt cuộc đời nếu bạn cần nhận máu sẽ được bồi
hoàn đủ lượng máu bạn đã hiến.
2. Máu sẽ được sử dụng như thế nào sau khi thu
gom máu từ người hiến máu tình nguyện?
* Máu sau khi thu nhận được từ người hiến máu
được coi như có nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó phải trải qua rất nhiều bước
xử lý nữa thì mới thành chế phẩm máu để điều trị cho bệnh nhân.
Quá trình đó bao gồm:
* Sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu như:
HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét; cũng như xác định nhóm máu, đếm lại số lượng
bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố...
* Sản xuất ra các chế phẩm máu như: Khối bạch
cầu, khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương, huyết tương tươi đông lạnh,
khối hồng cầu rửa, tủa lạnh yếu tố VIII...
* Lưu giữ, bảo quản theo một quy trình hết sức
nghiêm ngặt bởi hệ thống dây chuyền lạnh với tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo
không bị hỏng, không bị nhiễm các bệnh khác...
* Tùy theo nhu cầu của các bệnh viện máu sẽ
được chuyển về cho các bệnh nhân để điều trị.
Tất cả các bước trong quy trình này rất tốn kém
và tuân thủ một cách chặt chẽ.
3. Cơ thể người trưởng thành có bao nhiêu lít
máu? Và mỗi người hiến máu tối đa là bao nhiêu đơn vị? Thời gian để tái tạo lại
phần đã hiến đó là bao lâu?
* Thường nữ có cân nặng # 45kg có khoảng 3000ml
máu và nam #45kg có khoảng 3150ml máu. Lượng máu hiến #250ml so với lượng máu
trong cơ thể mỗi người là không đáng kể.Mỗi kg trong lượng cơ thể trung bình có
70ml máu, nếu lấy 250ml máu của 3000ml máu chỉ bằng 8% số lượng máu cơ thể, Vì
vậy sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Như vậy người Việt Nam trung bình có thể
hiến được từ 350 - 500 ml/lần. Mỗi năm, một người khỏe mạnh bình thường có thể
hiến được từ 3 - 4 lần, mỗi lần hiến máu cách nhau khoảng ba tháng.
* Sau khi hiến máu, thông thường từ 3-5 ngày
toàn bộ lượng máu đã hiến sẽ được tái tạo lại bởi chính các tế bào máu tốt và
trẻ do chính cơ thể sinh ra.
* Trên thực tế hàng năm có hàng chục vạn người
Việt Nam đã hiến máu theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, trên thế giới có khoảng hàng
chục triệu người đã hiến máu cho đến nay chưa thấy có công bố nào về việc hiến
máu đã tổn hại đến sức khỏe.
4. Tôi đã tham gia hiến máu tình nguyện và được
thông báo kết quả nhóm máu là ARh(+). Tôi không hiểu Rh (+) nghĩa là gì?
* Như vậy bạn có nhóm máu A (theo hệ nhóm máu
ABO) và có nhóm Rh (+) (theo hệ nhóm máu Rhesus).
5. Khi tham gia hiến máu tôi thấy kim lấy máu
khá là to (so với kim khâu chỉ). Anh có thể giải đáp tại sao cái kim lại to như
vậy không? Và làm thế nào để hết sợ không ạ?
* Quả thật, cái kim lấy máu nhìn khá to (hơn so
với kim tiêm thông thường) nhưng nếu nhỏ thì máu không thể chảy ra được hoặc
chảy ra rất chậm. Kim sắc chỉ dùng một lần và đảm bảo vô trùng nên bạn có thể
yên tâm. Khi y tá lấy ven, tốt nhất là bạn nên nhìn đi chỗ khác hoặc đọc báo
hay nói chuyện với y tá hiến máu để quên đi cái sợ.
6. Những người có nhóm máu Rh (-) chỉ nên sinh
con một lần. Điều này có đúng không vậy?
* Nếu một người có nhóm máu Rh (-) và chồng
hoặc vợ của họ có nhóm máu Rh (+) thì chỉ có thai được lần đầu. Từ lần thứ 2
trở đi thì thai thường bị sảy hoặc chết lưu. Tuy nhiên, nếu được xét nghiệm,
chẩn đoán sớm và được điều trị bằng huyết thanh trị liệu thì họ có thể có thai
bình thường ở lần tiếp theo.
7. Tôi đã bị viêm gan B, nhưng nay đã khỏi,
liệu tôi có thể đi hiến máu được không?
* Về nguyên tắc, tất cả những người hiến máu
tình nguyện đều không phải làm bất cứ xét nghiệm sàng lọc nào. Tuy nhiên, tất
cả các túi máu đó sau khi thu gom đều phải sàng lọc 5 loại bệnh sau: HIV, HBV,
HCV, sốt rét và giang mai.
* Nếu các kết quả xét nghiệm trên là âm tính
mới được đưa vào kho lưu trữ để chế biến và sử dụng. Nếu một trong các xét
nghiệm trên dương tính thì túi máu đó sẽ được lập biên bản để huỷ.
8. Tỷ lệ người có nhóm máu Rh (-) ở nước ta
hiện nay là rất thấp. Nếu xảy ra thảm họa thì đã có biện pháp gì để đảm bảo đủ
lượng máu đó?
* Đúng là tỷ lệ những người có Rh (-) ở Việt
Nam rất thấp (~0.7%). Vì vậy, những người đó khi cần truyền máu thì sẽ gặp rất
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tỷ lệ Rh (-) ở những người nước ngoài (châu Âu) lại
cao hơn nhiều. Hiện nay, Viện Huyết học Truyền máu TƯ đã xây dựng CLB những
người hiến máu tình nguyện có Rh (-) (gồm những người Việt Nam và một số người
nước ngoài) sẵn sàng cung cấp ngân hàng máu sống, có nhóm máu hiếm cho những
đối tượng Rh (-) cần truyền máu.
9. Khi hiến máu nhân đạo, người bệnh nhận máu
có phải trả tiền không?
* Máu cứu người là vô giá nhưng để có máu có
chất lượng và an toàn truyền cho người bệnh thì cần phải có những chi phí cho
nó: mua túi đựng máu, tiền xét nghiệm... Và phải có người chi trả những chi phí
ấy. Ở nước ta, nhà nước hỗ trợ một phần, bệnh nhân phải chi trả một phần.
* Còn những người đã hiến máu tình nguyện sẽ
được miễn trả chi phí máu bằng lượng máu đã hiến. Người nghèo, người thuộc diện
chính sách xã hội, người có bảo hiểm y tế sẽ do nhà nước hoặc bảo hiểm y tế chi
trả.
10. Hiện nay ở nước ta có bao nhiêu người tham
gia hiến máu tình nguyện?
* Hiện ở nước ta có khoảng 250 nghìn người hiến
máu tình nguyện hàng năm. Trong đó gần 1.000 người hiến máu trên 20 lần; xấp xỉ
200 người hiến máu trên 40 lần
No comments:
Post a Comment