Scrolling box

Câu lạc bộ 25 việt Nam.. Powered by Blogger.

Music

Motion Design

Travel

Slider

Games

Pictures

Flickr Images

Contact Form

Name

Email *

Message *

Góc Nhìn Người Đội Trưởng





      Hãy đọc kĩ bài viết này để hiểu thêm nỗi lòng cũng như những phẩm chất của những thủ lĩnh nhé!Rất hay và ý nghĩa đấy:
Góc nhìn về một người Đội trưởng:

1. Sức hút lớn – Đội trưởng là một thần tượng trong lòng TNV.

     Rất nhiều tình nguyện viên chia sẻ, một trong những lí do đầu tiên khiến các bạn quyết định đăng ký vào CLB chính là bị hấp dẫn bởi hình tượng người Đội trưởng. Năng động, nhiệt tình, phong thái tự tin, các anh chị Đội trưởng luôn là tâm điểm trong một vòng tròn, sẵn sàng tỏa sáng và thu hút mọi ánh nhìn. Để làm được điều đó, kỹ năng nói trước công chúng là vô cùng quan trọng. Các đội trưởng cũng thường là những người có khả năng sinh hoạt cộng đồng rất tốt.
Trở thành tâm điểm thu hút công chúng cũng chính là thành công bước đầu trong việc tạo dựng hình tượng thủ lĩnh và lan tỏa sức ảnh hưởng của mình tới mọi người.

2. Biết lắng nghe

      Làm lãnh đạo không phải là người ra lệnh, áp đặt công việc, đặc biệt là với một tổ chức hoạt động tình nguyện, khi mà mức độ tham gia của mỗi cá nhân tùy thuộc phần nhiều vào ý thức tự giác của bản thân họ. Người Đội trưởng phải biết lắng nghe những nhu cầu, nguyện vọng hay ý kiến của các thành viên nhóm, từ đó phân công công việc hợp lý và tránh việc áp đặt. Người Đội trưởng cũng cần không ngừng hoàn thiện chính mình, và lắng nghe sự góp ý của những người làm việc với mình là vô cùng cần thiết.

3. Dành nhiều thời gian cho TNV.

      Đội trưởng không chỉ đơn thuần là “sếp”, hoạt động của một CLB không chỉ là một “công việc”. Đội trưởng chính là “tiền bối”, được các TNV tìm đến khi cần bất cứ một sự cố vấn, một lời khuyên hay kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống và hoạt động. Thậm chí người anh ấy luôn được các TNV tin tưởng chia sẻ chuyện tình cảm và trở thành một “quân sư quạt mo”. Với rất nhiều TNV khi cần sự giúp đỡ, thì sau gia đình, Đội trưởng rất có thể sẽ là người mà các bạn tìm đến.

4. Gánh vác trách nhiệm

     Định hướng phát triển đội, kế hoạch hoạt động, sắp xếp nhân sự, tuyển dụng, đối nội, đối ngoại, … Đội trưởng chính là người chịu trách nhiệm cho tất cả những hoạt động đó. Không chỉ là chịu trách nhiệm trước ban chấp hành, mà quan trọng hơn là chịu trách nhiệm với sự nỗ lực, đóng góp và những mong mỏi của chính các TNV mà mình đang dẫn dắt. Người Đội trưởng vì thế thường phải đối mặt với nhiều áp lực, và phải tự rèn luyện cho mình kỹ năng sắp xếp thời gian, lập kế hoạch công việc rõ ràng để tránh xảy ra khủng hoảng. Trên tất cả, người Đội trưởng vẫn là người nhận được những ánh nhìn tin cậy và ấm áp nhất từ các TNV.

5. Gắn kết .

Đội trưởng không chỉ cần gắn kết mình với TNV, mà còn biết cách gắn kết các TNV lại với nhau, để bất cứ ai trong đội cũng cảm thấy mình có một gia đình thực sự. Thông qua việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng, các buổi chia sẻ, cùng tham gia làm công tác xã hội, thậm chí các buổi “over9” với trò chơi “nói thật”, người Đội trưởng trở thành cầu nối cho cả đội, để mọi người được trải lòng mình.



Hãy sẻ chia để cuộc sống vui hơn !


Hãy chậm lại, hãy lắng nghe bạn sẽ thấy cuộc sống thú vị hơn!

Giới thiệu Logo C25 Việt Nam



LOGO C25 VIỆT NAM
Được thiết kế bởi : Trần Quang Linh
https://www.facebook.com/bla.olf

Link tải file Vecter logo
https://mega.co.nz/#!Y0sjjBYL!apLUIQZKUTWvrjtXGskXd37JZhldAgOkr1mvxyWPv7E

Ý nghĩa: Được thiết kế bởi những đường tròn đồng tâm, với ba mầu sắc đặc biệt Đỏ vàng và Xanh dương
+ Đỏ: Mầu của máu trong tim, Mầu của nhiệt huyết được đặt trong vòng trong trung tâm thể hiện dòng máu nhiệt huyết của nhiều thế hệ vun đắp vì sự nghiệp nhân đạo.
+ Vàng: Mầu của sự chiến thắng, mầu của sự vinh quang, mầu của lửa. Tô điểm bản đồ Việt Nam nổi bật với các chấm nhỏ tượng trưng cho các quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam đặc biệt Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
+Xanh dương: Mầu của tuổi trẻ, mầu của sự sáng tạo, mầu của sự vượt khó.
-" Viền Đen" thể hiện chữ "C" = Club = Câu Lạc Bộ
-"Số 25" được đặt trang trọng tại trung tâm logo các vòng tròn đồng tâm phía ngoài thể hiện sự đồng tâm, lan tỏa.
-"Bản Đồ Việt Nam với sự thể hiện các đảo" Tượng trưng cho chữ "Việt Nam". Tự hào Việt Nam!

Nhận dạng chuẩn:

Các Avata hoạt động ý nghĩa của C25 Việt Nam
Thiết kế bởi : Niuton 92

Logo Hành Trình Đỏ Về Nguồn
https://www.facebook.com/hanhtrinhdovenguon
Link tải file Vecter: https://mega.co.nz/#!N01XTZhA!W-yOmWLuY_gB1sSAlaca3BAL38xIr5XfCawVP-ylQOA

Avata vận động hiến máu.
Avata Trái Tim Yêu Thương.


Avata Kết Nối Năm Châu.
Avata Noel Hạnh Phúc.

                                   

                                         

10 câu hỏi khi đi hiến máu tình nguyện hay hỏi nhất




Mặc định 10 câu hỏi mà khi đi hiến máu tình nguyện, cộng đồng hay hỏi nhất.

1. Người hiến máu sẽ được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia hiến máu?
Quyền lợi của người hiến máu tình nguyện được quy định tại các thông tư 182 của Bộ tài chính và 22 của Bộ Y tế như sau:
+ Được hỗ trợ tiền đi lại trị giá tối đa 30.000 đồng;
+ Có một bữa ăn nhẹ trị giá tối đa 20.000 đồng sau khi hiến máu;
+ Được nhận một phần quà trị giá tối đa là 80.000 đồng;
+ Được khám và xét nghiệm kiểm tra sức khỏe (HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét, nhóm máu hệ ABO, Rh). Các kết quả được trả về cho chính cá nhân bạn.
+ Được nhận giấy chứng nhận đã tham gia hiến máu tình nguyện để ghi nhận sự đóng góp của bạn và có ý nghĩa trong các đợt tôn vinh ở các cấp cũng như để trong suốt cuộc đời nếu bạn cần nhận máu sẽ được bồi hoàn đủ lượng máu bạn đã hiến.

2. Máu sẽ được sử dụng như thế nào sau khi thu gom máu từ người hiến máu tình nguyện?
* Máu sau khi thu nhận được từ người hiến máu được coi như có nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó phải trải qua rất nhiều bước xử lý nữa thì mới thành chế phẩm máu để điều trị cho bệnh nhân.
Quá trình đó bao gồm:
* Sàng lọc các bệnh lây qua đường truyền máu như: HIV, HBV, HCV, giang mai, sốt rét; cũng như xác định nhóm máu, đếm lại số lượng bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố...
* Sản xuất ra các chế phẩm máu như: Khối bạch cầu, khối hồng cầu, khối tiểu cầu, huyết tương, huyết tương tươi đông lạnh, khối hồng cầu rửa, tủa lạnh yếu tố VIII...
* Lưu giữ, bảo quản theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt bởi hệ thống dây chuyền lạnh với tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo không bị hỏng, không bị nhiễm các bệnh khác...
* Tùy theo nhu cầu của các bệnh viện máu sẽ được chuyển về cho các bệnh nhân để điều trị.

Tất cả các bước trong quy trình này rất tốn kém và tuân thủ một cách chặt chẽ.

3. Cơ thể người trưởng thành có bao nhiêu lít máu? Và mỗi người hiến máu tối đa là bao nhiêu đơn vị? Thời gian để tái tạo lại phần đã hiến đó là bao lâu?
* Thường nữ có cân nặng # 45kg có khoảng 3000ml máu và nam #45kg có khoảng 3150ml máu. Lượng máu hiến #250ml so với lượng máu trong cơ thể mỗi người là không đáng kể.Mỗi kg trong lượng cơ thể trung bình có 70ml máu, nếu lấy 250ml máu của 3000ml máu chỉ bằng 8% số lượng máu cơ thể, Vì vậy sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Như vậy người Việt Nam trung bình có thể hiến được từ 350 - 500 ml/lần. Mỗi năm, một người khỏe mạnh bình thường có thể hiến được từ 3 - 4 lần, mỗi lần hiến máu cách nhau khoảng ba tháng.
* Sau khi hiến máu, thông thường từ 3-5 ngày toàn bộ lượng máu đã hiến sẽ được tái tạo lại bởi chính các tế bào máu tốt và trẻ do chính cơ thể sinh ra.
* Trên thực tế hàng năm có hàng chục vạn người Việt Nam đã hiến máu theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, trên thế giới có khoảng hàng chục triệu người đã hiến máu cho đến nay chưa thấy có công bố nào về việc hiến máu đã tổn hại đến sức khỏe.

4. Tôi đã tham gia hiến máu tình nguyện và được thông báo kết quả nhóm máu là ARh(+). Tôi không hiểu Rh (+) nghĩa là gì?
* Như vậy bạn có nhóm máu A (theo hệ nhóm máu ABO) và có nhóm Rh (+) (theo hệ nhóm máu Rhesus).

5. Khi tham gia hiến máu tôi thấy kim lấy máu khá là to (so với kim khâu chỉ). Anh có thể giải đáp tại sao cái kim lại to như vậy không? Và làm thế nào để hết sợ không ạ?
* Quả thật, cái kim lấy máu nhìn khá to (hơn so với kim tiêm thông thường) nhưng nếu nhỏ thì máu không thể chảy ra được hoặc chảy ra rất chậm. Kim sắc chỉ dùng một lần và đảm bảo vô trùng nên bạn có thể yên tâm. Khi y tá lấy ven, tốt nhất là bạn nên nhìn đi chỗ khác hoặc đọc báo hay nói chuyện với y tá hiến máu để quên đi cái sợ.

6. Những người có nhóm máu Rh (-) chỉ nên sinh con một lần. Điều này có đúng không vậy?
* Nếu một người có nhóm máu Rh (-) và chồng hoặc vợ của họ có nhóm máu Rh (+) thì chỉ có thai được lần đầu. Từ lần thứ 2 trở đi thì thai thường bị sảy hoặc chết lưu. Tuy nhiên, nếu được xét nghiệm, chẩn đoán sớm và được điều trị bằng huyết thanh trị liệu thì họ có thể có thai bình thường ở lần tiếp theo.

7. Tôi đã bị viêm gan B, nhưng nay đã khỏi, liệu tôi có thể đi hiến máu được không?
* Về nguyên tắc, tất cả những người hiến máu tình nguyện đều không phải làm bất cứ xét nghiệm sàng lọc nào. Tuy nhiên, tất cả các túi máu đó sau khi thu gom đều phải sàng lọc 5 loại bệnh sau: HIV, HBV, HCV, sốt rét và giang mai.
* Nếu các kết quả xét nghiệm trên là âm tính mới được đưa vào kho lưu trữ để chế biến và sử dụng. Nếu một trong các xét nghiệm trên dương tính thì túi máu đó sẽ được lập biên bản để huỷ.

8. Tỷ lệ người có nhóm máu Rh (-) ở nước ta hiện nay là rất thấp. Nếu xảy ra thảm họa thì đã có biện pháp gì để đảm bảo đủ lượng máu đó?
* Đúng là tỷ lệ những người có Rh (-) ở Việt Nam rất thấp (~0.7%). Vì vậy, những người đó khi cần truyền máu thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tỷ lệ Rh (-) ở những người nước ngoài (châu Âu) lại cao hơn nhiều. Hiện nay, Viện Huyết học Truyền máu TƯ đã xây dựng CLB những người hiến máu tình nguyện có Rh (-) (gồm những người Việt Nam và một số người nước ngoài) sẵn sàng cung cấp ngân hàng máu sống, có nhóm máu hiếm cho những đối tượng Rh (-) cần truyền máu.

9. Khi hiến máu nhân đạo, người bệnh nhận máu có phải trả tiền không?
* Máu cứu người là vô giá nhưng để có máu có chất lượng và an toàn truyền cho người bệnh thì cần phải có những chi phí cho nó: mua túi đựng máu, tiền xét nghiệm... Và phải có người chi trả những chi phí ấy. Ở nước ta, nhà nước hỗ trợ một phần, bệnh nhân phải chi trả một phần.
* Còn những người đã hiến máu tình nguyện sẽ được miễn trả chi phí máu bằng lượng máu đã hiến. Người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội, người có bảo hiểm y tế sẽ do nhà nước hoặc bảo hiểm y tế chi trả.

10. Hiện nay ở nước ta có bao nhiêu người tham gia hiến máu tình nguyện?
* Hiện ở nước ta có khoảng 250 nghìn người hiến máu tình nguyện hàng năm. Trong đó gần 1.000 người hiến máu trên 20 lần; xấp xỉ 200 người hiến máu trên 40 lần


Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt khoa học



Họp tổng kết sau các buổi tuyên truyền - buổi lấy máu: Đây là một trong những cuộc họp cần được tổ chức thường xuyên tại mỗi Chi hội, mỗi điểm lấy máu và sau mỗi buổi tuyên truyền. Trong cuộc họp các thành viên ngoài việc nắm bắt các thông tin họat đông như: kết quả của buổi làm việc; những vướng mắc xảy ra – cách khắc phục và phương hướng – kế hoạch hoạt động trong tương lai gần còn có thể tích lũy thêm các kinh nghiệm và kiến thức hoạt động Hội thông qua việc trao đổi với các thành viên khác cùng Chi hội, nâng cao kỹ năng sinh hoạt cộng đồng thông qua các trò chơi giải trí sau khi kết thúc buổi họp. Cuối cùng công tác Họp tổng kết sau các buổi tuyên truyền  - buổi lấy máu còn giúp triển khai các hoạt động do ủy Ban Hội đưa xuống và đưa hoạt động của Chi hội vào nền nếp sao cho có hiệu quả nhất.
+ Thuận lợi: - Không mất thời gian tập hợp các thành phần tham dự cuộc hợp.
- Cần ít hoặc thậm chí không cần kinh phí cho buổi họp.
- Có thể tận dụng được cơ sở vật chất tại điểm lấy máu cho cuộc họp (bàn ghế, nước uống, khăn trải bàn …).
- Các thành viên tham dự cuộc hợp vừa tham gia hoạt động nên dễ dàng đưa ra các thông tin cập nhật nhất và nêu lên các ý kiến xác đáng nhất về các vấn đề liên quan đến cuộc họp.
- Có thể phát huy ý kiến của các cá nhân vì đây là một cuộc họp dân chủ.
+ Khó khăn: - Người điều hành cuộc họp phải có kinh nghiệm lãnh đạo cuộc họp, biết dẫn dắt cuộc thảo luận xoay quanh các vấn đề đã định sẵn, tránh sa đà - chệch hướng và quản lý qũy thời gian của cuộc họp sao cho khoa học và hợp lý.
- Cần dự trù trước các vấn đề khó khăn xảy ra do ngoại cảnh, quỹ thời gian của hội viên và các vấn đề khác.
- Cần đảm bảo tính dân chủ và trao đổi thẳng thắn trung thực trong cuộc hợp, tránh áp đặt các ý kiến chủ quan khi không thực sự cần thiết.


Sinh hoạt chi hội: Hình thức sinh hoạt được tổ chức định kỳ giữa các thành viên trong cùng một Chi hội để cùng nhau thảo luận về một chủ đề định sẵn có thể liên quan hay không liên quan đến hiến máu nhân đạo. Tuy nhiên nhờ có sinh hoạt chi hội mà các thành viên có thể gắn bó với nhau và hiểu nhau nhiều hơn, nâng cao được vốn sống cho các hội viên, không những thế, các hội viên trong cùng Chi hội còn có thể chia sẻ với nhau về các vấn đề trong hoạt động Hội nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Qua đó các thành viên trong Chi hội có thể vận dụng những kiến thức mình thu thập được trong buổi sinh hoạt vào công tác Hội và vào cụôc sống của bản thân mình.
+ Thuận lợi: - Các thành viên trong cùng một Chi hội về cơ bản đã khá hiểu và thân nhau nên việc trao đổi các chủ đề định sẵn trở nên thuận tiện hơn và dễ tiếp cận hơn.
- Các chủ đề được đưa ra thảo luận thường được thông báo để các thành viên tham gia buổi sinh hoạt chuẩn bị trước trong một khoảng thời gian khá dài. Do đó các thành viên khi tham gia có thể chủ động hơn.
- Thông thường các hội viên trong cùng một Chi hội thường tập trung ở một khu vực nhất định nên việc tập hợp hội viên cho buổi sinh hoạt chi hội trở nên khá dễ dàng, nhất là khi chủ đề – nội dung buổi sinh hoạt lại là các vấn đề được hội viên quan tâm và yêu thích.
+ Khó khăn: - Việc tổ chức sinh hoạt định kỳ luôn tạo ra áp lực cho người tổ chức phải tìm kiếm các chủ đề hấp dẫn, sinh động và bổ ích đối với mỗi hội viên.
- Các buổi thảo luận trong sinh hoạt chi hội không phải để tìm ra một tiếng nói chung, cũng không phải để thống nhất hành động mà là để bổ sung vốn sống cho các thành viên. Do đó đôi khi có những thành viên cảm thấy chưa thực sự thỏa mãn với cuộc thảo luận mà bản thân tham gia.
- Địa điểm tổ chức sinh hoạt chi hội phải rộng rãi, thoáng mát và thường xuyên được đổi mới để tránh gây cảm giác nhàm chán cho các hội viên.


Giao lưu với các chi hội bạn: Với mục đích mở rộng các quan hệ giao lưu và học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên trong cùng Hội thuộc các Chi hội khác nhau, những Chi hội khác nhau sẽ cùng nhau tiến hành các buổi giao lưu, qua đó những kinh nghiệm tuyên truyền – vận động hiến máu nhân đạo; các kiến thức và kinh nghiệm học tập được chia sẻ, nhờ vậy mà mỗi hội viên sẽ học tập tốt hơn và cũng tham gia hoạt động Hội hiệu quả hơn. Hình thức này cũng có thể được thực hiện thông qua việc các Chi hội khác nhau hỗ trợ nhau trong quá trình tuyên truyền, qua đó các thành viên có thể học hỏi lẫn nhau về kỹ năng tuyên truyền và trao đổi với nhau các vấn đề trong cuộc sống.
+ Thuận lợi: - Kinh phí tổ chức không quá lớn.
- Thời gian giao lưu linh hoạt, có thể được điều chỉnh bởi chính các thành viên tham dự buổi sinh hoạt.
- Các chủ đề đưa ra thảo luận trong buổi sinh hoạt thường được thông báo để các thành viên tham gia buổi sinh hoạt chuẩn bị trước trong một khoảng thời gian khá dài. Do đó các thành viên khi tham gia có thể chủ động hơn.
- Tạo điều kiện để các hội viên thuộc các Chi hội khác nhau hiểu nhau hơn, mối giao lưu giữa các Chi hội trở nên bền chặt hơn và hiệu quả hoạt động Hội cũng tăng lên nhiều hơn.
+ Khó khăn : - Phải có sự thống nhất chỉ đạo và hoạt động của cả hai Ban chấp hành với kế hoạch giao lưu, chương trình giao lưu và địa điểm giao lưu được bàn thảo một cách chi tiết.
- Phải đánh tan được tâm lý cạnh tranh giữa các thành viên thuộc hai Chi hội khác nhau trong công tác tuyên truyền – vận động hiến máu nhân đạo, phải làm cho các thành viên nhận thức được rằng các đơn vị máu vận động được là giành cho người bệnh chứ không phải để dành cho thành tích của bất kỳ Chi hội nào.
- Phải tìm cho được địa điểm sinh hoạt thuận tiện nhất đối với cả hai Chi hội, tránh hiện tượng một trong hai bên phải di chuyển quá xa để tham gia buổi sinh hoạt.


Bản tin Chi Hội về các vấn đề liên quan đến hoạt động hội và hiến máu nhân đạo – an toàn truyền máu: Hình thức thông tin bằng văn bản của Ban chấp hành đến các hội viên của Chi hội. Thông qua bản tin những hoạt động của Chi hội, những kết quả mà Chi hội đạt được và cả những kế hoạch hoạt động trong thời gian tới sẽ được đề cập và phân tích cũng như triển khai chi tiết. Qua đó mà các hội viên của Chi hội có thể nắm bắt được hiệu quả hoạt động của bản thân, sắp xếp thời gian tham gia một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Không những thế Bản tin chi hội về các vấn đề liên quan đến hoạt động hội và hiến máu nhân đạo – an toàn truyền máu còn tạo điều kiện để các thành viên của Chi hội tìm hiểu về phương thức và hiệu quả làm việc của các Chi hội bạn, qua đó rút ra được các bài học, các kinh nghiệm hoạt động Hội để việc tham gia sinh hoạt được thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.
+ Thuận lợi: - Các thông tin được cung cấp trong bản tin thường được cập nhật mỗi ngày nên có sức truyền tải rất lớn.
- Thông qua bản tin, các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc nhất sẽ được khen thưởng kịp thời do đó mà khích lệ được tinh thần hoạt động của các hội viên.
- Các thông tin về tuyên truyền của Chi hội có thể được xem xét và thống kê về kết quả và đánh giá về hiệu quả thông qua việc truy lục các bản tin liên tiếp nhau, xu hướng phát triển của Chi hội cũng có thể được nhìn nhận dễ dàng hơn. Qua đó đúc rút được vai trò của các phương thức tuyên truyền và định hướng được ‘thị trường mục tiêu’ của Chi hội trong giai đoạn tiếp theo.
+ Khó khăn: - Đòi hỏi phải thành lập được Ban biên tập và mạng lưới cộng tác viên với các thành viên có khả năng biên tập, chế bản, xử lý thông tin và truy cập internet để săn tin bài và tin ảnh.
- Hình thức bản tin cũng như nội dung bản tin phải thường xuyên được đổi mới để tránh gây cảm giác nhàm chán cho các hội viên.
- Vì đây là bản tin được xuất bản thường kỳ, do đó sẽ tạo áp lực rất lớn cho Ban biên tập và mạng lưới cộng tác viên phải thường xuyên làm việc để có được các tin bài hấp dẫn và có chất lượng cung cấp cho hội viên.
- Kinh phí thực hiện tuy không nhiều nhưng lại rất tốn kém về thời gian và công sức.


Thăm quan - dã ngoại và sinh hoat ngoại khoá (bổ sung vốn sống cho hội viên): Một cách thức rất hay để thắt chặt quan hệ giữa các thành viên trong cùng một Chi hội, thông qua các buổi thăm quan – dã ngoại và sinh hoạt ngoại khóa các thành viên tham dự có thể cùng nhau tìm hiểu về các nét văn hóa, các điểm thăm quan – dã ngoại trong và ngoài Hà Nội và nâng cao được vốn sống của bản thân mình. Qua hoạt động này, các thành viên có thể hiểu nhau nhiều hơn, có thể chia sẻ với nhau các kinh nghiệm và kiến thức sống của bản thân. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa lại có tác dụng như một buổi tập huấn dã ngoại quy mô nhỏ tại các Chi hội, ở đó các thành viên được thực hiện công tác hậu cần cho một chuyến đi xa, kỹ năng sinh hoạt cộng đồng và kỹ năng tổ chức thiết kế một chương trình hoạt động Hội. Rất nhiều cán bộ Hội đã phát triển từ những chương trình sinh hoạt ngoại khóa này và hiện đang giữ những vai trò quan trọng trong tổ chức Hội chúng ta.
+ Thuận lợi: - Về tâm lý, hầu hết mọi người đều muốn tham gia các hoạt động Thăm quan - dã ngoại và sinh hoat ngoại khoá.
- Địa điểm sinh hoạt ngoại khóa hay thăm quan – dã ngoại đã được biết trước bởi công tác tiền trạm do đó có thể hạn chế khá nhiều các khúc mắc xảy ra.
- Các hội viên trong Chi hội vốn đã hiểu nhau nên việc cùng tổ chức hoạt động trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
+ Khó khăn: - Kinh phí tổ chức khá lớn, yêu cầu có sự chia sẻ của các hội viên khi tham gia.
- Đòi hỏi các hội viên khi tham gia phải có phương tiện đi lại, phải được sự đồng ý của gia đình, có ý thức chấp hành kỷ luật cao và có tinh thần học hỏi.
- Cần dự trù trước các vấn đề phát sinh khi tham gia như: Hỏng xe, tắc đường, tai nạn giao thông … để có biện pháp xử lý thích hợp nhất.
- Cần đảm bảo về hậu cầu, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và sức khỏe cho các hội viên khi tham gia do đó cần có kế hoạch và lộ trình thăm quan – dã ngoại chi tiết được duyệt bởi Ban chấp hành Chi hội.


Tập huấn và thi tuyên truyền viên – hướng dẫn viên về vận động hiến máu nhân đạo – an toàn truyền máu: Quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, thái độ giữa các tuyên truyền viên – hướng dẫn viên về hiến máu nhân đạo và các vấn đề khác liên quan thông qua sự dẫn đắt của người hướng dẫn với sự hỗ trợ và cung cấp kiến thức của tài liệu tập huấn. Thông qua phương pháp học tập chủ động và thảo luận về các vấn đề mà Ban đào tạo và Hội đồng huấn luyện của Hội đưa ra, các thành viên có thể cùng nhau tìm hiểu sâu hơn các nội dung thông tin về hiến máu nhân đạo - an toàn truyền máu và vận dụng được các kiến thức đã học vào hoạt động tuyên truyền và giảng dạy thực tế.
+ Thuận lợi: - Hoạt động tập huấn cấp Hội dễ dàng thu hút và tập hợp được nhiều thành viên thuộc các Chi hội khác nhau, do đó mở rộng được mối quan hệ giao lưu giữa các Chi hội.
- Những bài hoc được đưa ra trong các lớp tập huấn không chỉ bổ ích trong hoạt động Hội mà còn có thể vận dụng trong cuộc sống thường ngày như: Nghệ thuật khen trong giao tiếp; phương pháp thiết kế chương trình hoạt động trong một giai đoạn của một cá nhân …
- Quá trình thảo luận giữa các thành viên trong Hội khiến cho việc học tập trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn, không những thế các kiến thức thu thập được cũng dễ nhớ và dễ vận dụng hơn.
+ Khó khăn: - Kinh phí tổ chức tốn kém và không cố định được số học viên tham dự.
- Công tác tổ chức lớp tập huấn phức tạp, phải đảm bảo về thời gian giảng bài, thời gian thảo luận và cả thời gian nghỉ giữa giờ cho các học viên tham gia.
- Cần đảm bảo tốt công tác hậu cần cho lớp tập huấn, đảm bảo an toàn và trật tự để tránh ảnh hưởng đến các bộ phận chung quanh.

- Quá trình tổ chức tập huấn dã ngoại phải hết sức khoa học và chu đáo, đảm bảo dự trù được các vấn đề phát sinh, có cách giải quyết hợp lý và thống nhất được thời gian - địa điểm tổ chức phù hợp.


Video

Vertical Slider

Fashion

Latest News

Technology

Link List

Slider

Blogroll 2

Gallery

Góc Nhìn Người Đội Trưởng

Niuton92 0

      Hãy đọc kĩ bài viết này để hiểu thêm nỗi lòng cũng như những phẩm chất của những thủ lĩnh nhé!Rất hay và ý nghĩa đấy: ...

Hãy sẻ chia để cuộc sống vui hơn !

Unknown 0

Hãy chậm lại, hãy lắng nghe bạn sẽ thấy cuộc sống thú vị hơn!

Giới thiệu Logo C25 Việt Nam

Unknown 0

LOGO C25 VIỆT NAM Được thiết kế bởi : Trần Quang Linh https://www.facebook.com/bla.olf Link tải file Vecter logo https://mega.co....

10 câu hỏi khi đi hiến máu tình nguyện hay hỏi nhất

Unknown 0

Mặc định 10 câu hỏi mà khi đi hiến máu tình nguyện, cộng đồng hay hỏi nhất. 1. Người hiến máu sẽ được hưởng những quyền lợi g...

Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt khoa học

Unknown 0

Họp tổng kết sau các buổi tuyên truyền - buổi lấy máu: Đây là một trong những cuộc họp cần được tổ chức thường xuyên tại mỗi Chi hội...